.
GIỚI THIỆU NHÀ HÀNG TRẦM TÍCH

Nhà hàng Trầm Tích nằm trên đường Nguyễn Đức Cảnh (Q.7) , tọa lạc trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng nổi tiếng với những tiêu chuẩn hàng đầu về chất lượng cuộc sống như ăn uống , nghỉ ngơi , giải trí , mua sắm ....bạn có thể nhận ra ngay nhà hàng khi đi ngang qua nó bởi kiến trúc độc đáo lấy ý tưởng từ con tàu nằm dưới đáy biển cùng với mặt tiền thoáng mát với nhiều cây xanh .

Và khi bạn bước chân lên con tàu này, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trên con tàu thật sự giữa biển khơi bởi vây quanh bạn là các sinh vật biển đang bơi. Đặc biệt hơn là những khoang tàu riêng biệt với sức chứa từ 6-8 người hay những bàn ăn ở góc chữ U trên mạn tàu tạo ra cho bạn những không gian riêng tư gần gũi và lãng mạn.

Bào Ngư

Cùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý trong các bữa tiệc sang trọng. Nó còn là vị thuốc độc đáo trong cả Đông và Tây y, giúp sáng mắt, trị ho và tăng cường sinh lực cho nam giới.

Thành phần dinh dưỡng của bào ngư:
Do có hình dạng giống cái tai, bào ngư còn được gọi là hải nhĩ. Tuy có lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần.

Theo y học cổ truyền phương Đông, bào ngư có tính bổ âm tăng khí, ích tinh, minh mục, giúp làm sáng mắt, ổn định đường huyết và tăng cường sinh lực cho nam giới. Qua những công trình nghiên cứu hiện nay, người ta đã tìm thấy trong bào ngư các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có tên là Paolin 1 và Paolin 2, cả hai đều có thể chịu được nhiệt cao 950C trong vòng 45 phút.

Ngoài ra, trong bào ngư còn có một hợp chất khác gọi là “phần C tan trong nước” cũng có tác dụng kháng khuẩn. Khi hợp chất này kết hợp với Paolin 1 sẽ có tác dụng với vi khuẩn Streptococcus pyogenes và Staphylo- coccus aureus. Còn khi kết hợp với Paolin 2 có thể ngăn chặn được virus polio và influenza A trên súc vật thí ng- hiệm. Đặc biệt, thịt bào ngư có tác dụng chữa bệnh tốt, giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận, tăng thị lực, chống suy nhược cơ thể và điều hòa huyết dịch, dùng cho những người cơ thể suy nhược, mắt kém, suy thận, hay đi tiểu đêm đều tốt. Đặc biệt, dùng bào ngư cho những người mắc bệnh tiểu đường rất tốt vì nó giúp ổn định hàm lượng đường trong máu.

Tôm

Xét về các yếu tố chứng minh rằng tôm hùm là một loại thực phẩm lành mạnh, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì cá, tôm chứa axit béo omega-3 được khuyến cáo nên ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần, vì cá là một nguồn cung cấp protein và không có chất béo bão hòa cao như các sản phẩm thịt giàu chất béo khác.

Tôm hùm thực sự là một nguồn tuyệt vời giàu protein nạc. 100 gram thịt tôm hùm có chứa 98 calo, 21 gam protein, và chỉ 0,6 gram chất béo. Ngược lại, trong 100 gam thịt gà trắng không da có 168 calo, 31 gram pro- tein và 3,6 gram chất béo, thậm chí chứa vượt quá 500% chất béo hơn so với tôm hùm. Thịt bò nạc có chứa chất béo cao hơn 10 lần so với chất béo trong tôm hùm.

Tôm hùm cũng chứa axit béo omega-3, có liên quan tới sức khỏe tim mạch tốt. Có rất nhiều lợi ích có giá trị từ một chế độ ăn uống thường xuyên có chứa axit béo omega-3. Các axit béo omega-3 làm giảm bệnh tim mạch (bệnh tim mạch). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim (có thể dẫn đến đột tử), làm giảm nồng độ chất béo trung tính, giảm tốc độ tăng trưởng của mảng bám xơ vữa động mạch và hạ huyết áp (nhẹ). Nghiên cứu còn chỉ ra là omega-3 từ nguồn thực vật từ biển rất có lợi cho những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành tim. Không chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, nhưng lượng axit này trong tôm hùm cũng khá nhiều và có lợi cho sức khỏe.

Tôm hùm thức ăn chủ yếu thức ăn tươi sống: cá, cua, sò và trai. Tôm hùm có một chế độ ăn uống rất lành mạnh, do đó sẽ mang lại lợi ích cho con người

Cá

Cá thật tốt cho bạn giống như mọi thứ xuất phát từ biển. Ngay cả dầu cá cũng chứa nhiều axit béo tốt, cũng như chứa nhiều protein tốt, phospho, sắt, vitamin B và nhiều dưỡng chất khác. Và thậm chí dầu cá cũng chỉ chứa hàm lượng calo dưới mức trung bình. Do đó, để tốt cho sức khỏe và vóc dáng của mình, bạn nên đưa cá vào thực đơn ít nhất là 2 lần mỗi tuần!

Cua biển

Thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy, rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Dạng dùng thông thường là luộc hoặc nướng chín mà ăn. Thịt cua biển nấu với hoài sơn, ý dĩ, sâm bố chính, hạt sen là món ăn - vị thuốc rất thích hợp với cơ thể nóng trong, kém ăn, đái rắt. Cua biển làm sạch, ngâm vào rượu khoảng 5-10 phút, rồi vớt ra, luộc ăn hàng ngày là thuốc tăng cường khí huyết, sinh lực chữa chứng liệt dương.

Theo kinh nghiệm dân gian, mang cua biển (lớp xốp hình vảy dài phủ lên mình cua, nằm dưới mai) gỡ khỏi mình cua, rửa sạch, lấy 20 - 30g, luộc chín cho trẻ ăn đều đặn hàng ngày chữa chứng đái dầm. Dùng liền 15 - 30 ngày.

Mai cua biển 1 cái, đập vỡ vụn, sao tồn tính, tán bột, uống với rượu hâm nóng làm 2 - 3 lần trong ngày chữa chứng đau bụng ở phụ nữ sau khi đẻ. Để chữa sưng tấy, lấy mai cua biển 5 cái phối hợp với xuyên sơn giáp 10g, gai bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng.

Vỏ cua biển chứa chất cyanocristalin có màu xanh ở cua sống, khi bị đun nóng, chất này sẽ chuyển thành hỗn hợp caroten là zooerythrin có màu đỏ gạch. Ngoài ra, vỏ cua còn chứa polysaccharid là chitin mà khi chiết tách đem dia- cetyl hóa thành chitosan được dùng làm thuốc chữa bỏng và kích thích miễn dịch.

Mực

Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. Phần đầu có 8 – 10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn. Mùa sinh đẻ vào tháng 4 – 9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6 – 8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.

Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se.Mực tươi hấp gừng có tác dụng hạ huyết áp.Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.

Ốc

Ốc biển ở sâu dưới bùn, số lượng lại không nhiều, ngư dân đánh bắt cá lưới giã cào, lâu lắm mới gặp được được 5-7 con ốc trúng phải lưới, họ đem về nhà dùng. Vì thế, ốc biển thuộc loại đặc sản hiếm có, ít khi thấy bán ở chợ. Đối với các nhà hàng ở thành phố Quy Nhơn chuyên bán món ăn hải sản, thì thỉnh thoảng mới có món ốc biển với giá 40.000-50.000 đồng/kg (kể cả vỏ ốc). Theo y học cổ truyền, ốc biển có vị ngọt, tính hàn công dụng làm sáng mắt, trừ vàng da, nhuận tràng. Về mặt ẩm thực, ốc biển là món ăn ngon dùng để nấu cháo, luộc chấm mắm gừng hoặc xào đều rất hấp dẫn. Nếu muốn nấu cháo, thì phải dùng búa nhỏ đập vỡ vỏ ốc, nhặt lấy thịt, dùng dao cắt bỏ gân vàng, xanh, bỏ màng đen phía đầu, đựng trong liễn, tra dấm, muối bóp qua rồi rửa sạch, thái thành miếng mỏng cỡ 1cm. Khử dầu, cho ốc vào xào, gia vị thấm tháp rồi đổ vào nồi cháo gạo lúa mới nấu vừa chín tới, nêm nếm vừa ăn, nhắc xuống, khi ăn nhớ rưới hành lá và tiêu. Với người đang ốm, ăn bát cháo ốc biển vào sẽ thấy khỏe ra và ngon miệng lạ lùng, bởi cháo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Với món ốc biển luộc thì cũng cách làm như trên nhưng đừng xắt nhỏ mà để nguyên cả con (sau khi đã đập vỏ) rồi đem luộc. Khi ốc vừa chín tới vớt ra, xắt miếng vừa ăn, bày ra dĩa, chấm với nước mắm gừng, ăn cùng với bánh tráng nướng, uống với rượu Bầu Đá thì thật là tuyệt vời. Thịt ốc ngọt, thơm và dai thật lôi cuốn người ăn đến hết mà vẫn cứ thòm thèm. Với món ốc xào, thì khi xào cần phải xào to lửa, đảo nhanh tay, xào cùng với hành lá, ăn nóng xúc với bánh tráng nướng. Xào như vậy, thịt ốc sẽ ngọt, giòn, ăn rất thơm ngon.

Sam

Sam biển là loài hải sản thường sống ở những vùng nước sâu vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần dưới là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ hai tấc.

Khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, sam bắt đầu cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày mãn nguyệt khai hoa. Điều đặc biệt là loài này sống thành từng cặp, trọng lượng sam cái chừng một ký, sam đực chỉ bằng một nửa, lúc nào cũng bám chặt như hình với bóng trên mai con cái nên dân gian mới hình thành câu nói yêu như sam.

Để bắt được sam biển, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi. Sam thường đi theo đôi nên đã tìm thấy Sam là bắt được cả hai con một lúc. Thường thì người ta vứt bỏ sam đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái lấy thịt. Sam là loài giáp xác, tính lạnh nên khi chế biến phải cẩn thận, khi cắt tiết sam phải làm sao cắt thành tia mới không làm mất độ chát của thịt. Toàn bộ chân, vây, mai được vứt bỏ. Riêng phần gan, ruột sam được lọc bỏ, không để dính vào phần thịt. Người làm thịt sam chỉ sơ ý một chút là có thể gây hậu quả cho người sử dụng các món ăn từ sam như dị ứng hoặc đau bụng. Sau khi sam được giết mổ lấy thịt có thể chế biến được cả trên chục món.

Phổ biến là các món súp, gỏi, nướng, xào sả ớt, chua ngọt, miến, cháo sam... Chế biến các món sam luôn đi kèm với các gia vị cay, chua, nóng như riềng, sả, ớt, dấm; rau gia vị đặc trưng như lá lốt, hành, răm,... Trong số các món chế biến từ sam, hấp dẫn và được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là món sam nướng, sam xào chua ngọt

Rùa biển

Với chiều dài bờ biển hơn 3.260km và trên 3.000 hòn đảo cả gần lẫn xa, Việt Nam là nơi ở của nhiều giống loài thủy sinh quý hiếm, bao gồm 5 trong số 7 loài rùa biển thế giới. Trước các năm 1960 chúng ta dễ dàng bắt gặp rùa biển đêm đêm lên bờ đào cát đẻ trứng. Nhưng nay tất cả chúng đều được xếp trong nhóm những loài nguy khốn (endangered) do môi trường sống thay đổi và do con người trực tiếp đánh bắt hoặc thu nhặt trứng để làm thức ăn đặc sản!

Được biết đến nhiều nhất trong các loài rùa biển là đồi mồi Eretmochelys imbricata sinh sống trong vùng có ghềnh đá hay rặng san hô nơi có nhiều hải miên, mực và ấu trùng tôm làm nguồn thức ăn. Các con đồi mồi trưởng thành có kích thước trung bình trong khoảng 80-90cm và cân nặng 40-60kg. Từ bao đời nay, bộ mai đồi mồi gồm những vảy rất đẹp xếp chồng lên nhau được coi là vật rất quý tạo nên nhiều tác phẩm mỹ nghệ. Con vật trở thành đối tượng săn bắt dẫn đến suy giảm đáng kể số lượng cá thể, nay tập trung chủ yếu nơi các đảo trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và vùng Côn Đảo.

Vích hay rùa xanh Chelonia mydas là loài duy nhất ăn cỏ và nhờ đó có dân số đông nhất trong số các loài rùa biển Việt Nam. Các con trưởng thành thường có kích thước đều đặn trong khoảng dài 100cm và nặng 120kg. Trước các năm 1970 chúng được bắt gặp ở hầu hết các đảo trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Côn Sơn, và ở vùng cận duyên hải miền Trung nằm giữa Quảng Nam với Ninh Thuận. Nhưng nay số lượng cá thể loài vích đã giảm đi rất nhiều và chỉ còn tìm thấy tập trung đông nơi các cánh đồng tảo biển hay cỏ biển lớn hoặc chung quanh các đảo xa ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Rắn biển

Theo kinh nghiệm dân gian, rắn biển có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm và y dược.

Thịt rắn biển được chế biến như sau: Bắt rắn về, rửa nước cho sạch. Buộc đầu rồi treo lên hoặc ghim đầu vào một tấm ván, cầm đuôi kéo căng mình rắn, lấy dao sắc rạch một đường từ cổ họng xuống đến tận đuôi. Bỏ phủ tạng chỉ giữ lại mật và lớp mỡ. Rửa sạch máu ở mình rắn bằng cồn 900 (không rửa nước) rồi phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn lấy tiết thì trước khi buộc hoặc ghim rắn, cầm đầu rắn, cứa đứt động mạch cổ cho máu chảy ra, hứng lấy tiết để riêng.

Thịt rắn biển chứa protid và nhiều acid amin như arginin, cystin, cytein, corin, glycin, isoleucin, leucin, lysin, histidin, acid glutamic, ornithin, hydroxyprolin, treonin, tyrosin, va- lin. Người Việt Nam và nhiều nước châu Á khác thích ăn thịt rắn biển vì rất ngon và bổ dưỡng.

Dược liệu, tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Dạng dùng thông dụng nhất là rượu ngâm từng loại hoặc hỗn hợp 3 loại: rắn khoanh, rắn vết, và rắn cơm, với tỷ lệ một phần thịt rắn với 3 phần rượu 400, ngâm trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Có nơi người ta còn chôn cả bình rượu rắn xuống đất để hàng năm mới dùng.